Thuyền nhân

Tôi cứ thấy rùng mình mỗi khi nhớ lại câu chuyện của anh Ngô Quang Hưng và những người vượt biên cùng với anh ấy [1]. Một phần vì anh Hưng là người mà tôi quen biết, nên dễ có liên hệ cảm xúc hơn so với những nhân vật khác trong sách. Một phần vì tôi thấy sợ cái ý nghĩ rằng chỉ cần một xáo trộn ngẫu nhiên nào đó thì rất có thể đã không có giáo sư Ngô Quang Hưng. Và, khiếp đảm hơn nữa, còn bao nhiêu giáo sư Ngô Quang Hưng khác đã mãi mãi nằm lại với biển trong những năm tháng đó.

Khi những người con của đất nước của dân tộc phải đánh đổi mạng sống để chiến đấu bảo vệ quê hương xứ sở, đó đã là một bi kịch lớn. Khi họ phải vào sinh ra tử chỉ hòng thoát ra khỏi chính đất nước của mình, đó là một tấn hài kịch cười ra nước mắt ràng rụa, mà những kẻ hậu sinh không được quyền quên.

[1] Được mô tả chi tiết trong phần I cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức.

Comments

McStephen said…
Bị kịch này sẽ không dẫn tới bi kịch khác nếu không bị ép buộc.
Unknown said…
Bi kịch xảy ra ít nhất hai lần: một lần cách mạng ruộng đất, một lần đánh tư sản sau ngày 30/4. Có chuyện đó xảy ra bởi vì các bác nhà ta không đọc qua lịch sử thế giới nói chung, lịch sử nội chiễn Mỹ nói riêng nên không hiểu được giá trị của sự khoan hồng.
Thế hệ của tôi bây giờ vẫn luôn chờ đợi tìm 1 cơ hội để đưa cả gia đình qua Mỹ. Bi kịch này có thể sẽ tiếp tục tái diễn một lần nữa? Vì từ đó đến nay nó chả thay đổi về tư tưởng và cách thức tuyên truyền, hình động cái con khỉ gì cả :)

Và văn hóa ăn nhậu, nói lớn, đi cửa sau, nịnh hót,... làm tôi phát ớn rồi.